Chuyển tới nội dung

Trị sổ mũi cho bé bằng cách nào?

  • bởi

Bé bị sổ mũi uống thuốc gì? Làm thế nào để chữa khỏi sổ mũi cho bé? Có lẽ đây là câu hỏi mà rất nhiều ông bố, bà mẹ đang đặt ra. Đừng vội lo lắng, những cách trị sổ mũi mà chúng tôi sẽ giới thiệu dưới đây sẽ giúp ích cho bạn!

Nguyên nhân bé bị sổ mũi

Sổ mũi là một trong những bệnh lý mà bé rất dễ mắc phải. Khi bị sổ mũi, bé thường quấy khóc, thậm chí không chịu ăn uống. Vậy những nguyên nhân nào khiến bé bị sổ mũi?

Thứ nhất, sổ mũi do bé bị mắc một số bệnh lý như cảm cúm, viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi, viêm tai, viêm mắt,… Nếu bị sổ mũi do cảm cúm thì bé thường bị kèm với ho, sốt. Nếu sổ mũi do viêm xoang thì dịch mũi màu vàng hoặc xanh. Bệnh này rất nguy hiểm, đặc biệt là khi bé còn quá nhỏ tuổi. Nó có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng lan rộng và các biến chứng như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa.

Thứ hai, trẻ bị sổ mũi do môi trường, thời tiết. Sức đề kháng của trẻ rất yếu nên dễ bị dị ứng với các tác nhân gây hại từ bên ngoài như mùi, bụi bẩn,… Các biểu hiện thường gặp trong trường hợp này thường là sổ mũi kèm hắt hơi, mắt đỏ, ngứa. Bên cạnh đó, khi thời tiết lạnh hoặc thay đổi đột ngột, bé bị cảm lạnh và dẫn đến sổ mũi. Vì vậy, cha mẹ cần hết sức lưu ý đến việc giữ ấm cho bé, đặc biệt là các vùng chân, tay và đầu.

Thứ 3, sổ mũi do mắc dị vật. khi mắc dị vật trong mũi, bé sẽ rất dễ bị sổ mũi, kèm theo đó là chảy máu và đau rát.

Thứ 4, sổ mũi do khóc. Nếu bé khóc trong thời gian dài, nước mắt sẽ chảy từ tuyến lệ tới khoang mũi rồi kết với chất dịch nhầy khiến bé bị sổ mũi.

Một số cách điều trị sổ mũi cho bé

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi. Muốn giúp bé thoát khỏi tình trạng khó chịu này, trước hết bạn phải xác định rõ nguyên nhân rồi mới đưa ra giải pháp cụ thể. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ với các bạn một trong những phương pháp để điều trị sổ mũi cho bé tại nhà.

  1. Bước 1: đặt bé nằm xuống, đầu ngửa nhẹ ra phía sau.
  2. Bước 2: sử dụng dung dịch nước muối sinh lý ấm, nồng độ 0,9 % để nhỏ vào mỗi bên mũi. Với những bé dưới 1 tuổi thì cha mẹ nên nhỏ từ 2 – 3 giọt còn nếu trẻ lớn hơn thì có thể sử dụng từ 4 – 5 giọt nước muối sinh lý. Sau khi đã nhỏ xong nước muối sinh lý, bố mẹ cho bé giữ nguyên trạng thái này khoảng 30 giây để nước thấm vào, làm loãng dịch nhầy bên trong hốc mũi.
  3. Bước 3: Cha mẹ cho bé ngồi dậy rồi hướng dẫn bé xì mũi. Trong trường hợp bé không thể xì được mũi thì bạn nên dùng bóng hút để hút dịch nhầy trong hốc mũi.

Mỗi ngày, bạn có thể áp dụng quy trình này cho bé từ 3 – 4 lần cho đến khi dấu hiệu được cải thiện. Lưu ý rằng cha mẹ chỉ nên chọn cách này khi thấy dịch mũi của bé là màu trắng trong. Còn nếu nhận thấy dịch mũi của bé chuyển sang màu xanh hoặc vàng thì cần phải đưa đến thăm khám tại các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bé bị sổ mũi uống thuốc gì  ở các hiệu thuốc mà chưa được bác sĩ cho phép. Bởi vì nếu sử dụng sai thuốc, sai liều lượng sẽ làm tình trạng tệ hơn, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Một số sai lầm khi trị sổ mũi cho bé

Khi trẻ bị sổ mũi, các bậc phụ huynh đều rất lo lắng. Tuy nhiên, nhiều người vì quá vội vàng điều trị bệnh cho con mà áp dụng sai phương pháp. Thay vì đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, cha mẹ lại áp dụng các cách chữa dân gian mà chưa qua kiếm chứng, ví dụ như nhỏ nước tỏi vào mũi.

Trên thực tế, trong nước tỏi có chứa Allicin – một chất có thể diệt vi khuẩn, vi nấm. Nhưng việc nhỏ nước tỏi vào mũi trẻ có thể gây bỏng rát, phù nề niêm mạc mũi và làm bé bị sổ mũi nặng hơn.

Một sai lầm khác trong việc điều trị sổ mũi cho bé đó là hút mũi không đúng cách. Nhiều người không nhỏ nước muối sinh lý trước khi hút có thể khiến niêm mạc mũi của bé bị tổn thương. Một số khác lại sử dụng miệng để hút trực tiếp dịch nhầy ra khỏi mũi bé thay vì sử dụng ống hút. Cách này có thể khiến lây lan vi khuẩn vào khoang miệng. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên cho bé sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này của bé. Một khi đã cần sử dụng đến thuốc, chúng tôi khuyên bạn nên tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên gia.

Sổ mũi không chỉ khiến bé khó chịu mà còn làm cha mẹ hết sức lo lắng. Điều quan trọng nhất trong trường hợp đó là cần xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn trong việc trị sổ mũi cho bé.