Bút toán là thuật ngữ khá quen thuộc với nhân viên kế toán. Tuy nhiên, với những người mới vào nghề, chưa nắm rõ hết các quy định về nghiệp vụ, thuật ngữ cần tìm hiểu để thực hiện nghiệp vụ hiệu quả. Hiện nay, phần mềm kế toán doanh nghiệp hỗ trợ kế toán viên thực hiện nhiều nghiệp vụ nhanh chóng. Tuy nhiên, yêu cầu về chuyên môn, tay nghề của kế toán viên vẫn rất lớn.
Kế toán viên cần hiểu rõ về bút toán và các dạng bút toán phổ biến để sử dụng hiệu quả, chính xác. Chia sẻ dưới đây sẽ hữu ích cho kế toán viên hiểu rõ hơn về bút toán.
Hiểu về bút toán là gì?
Bút toán là quá trình ghi nhận các giao dịch kinh tế, tài chính vào sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Quá trình ghi nhận có thể ghi nhận bằng phần mềm hoặc sổ sách kế toán giấy. Mỗi hoạt động bút toán hay định khoản sẽ có những tài khoản phát sinh riêng, tương ứng với định khoản “Nợ” và “Có”.
- Hoạt động bút toán bằng phần mềm kế toán hỗ trợ sẽ tiện lợi hơn, khi kế toán viên ghi bút toán nhập vào các sổ phụ tương đương với các module khác nhau và trực tiếp gián bút toán vào sổ cái. Thông tin được cập nhật hệ thống một lần, tiện lợi và chính xác.
- Với hoạt động bút toán bằng ghi sổ giấy sẽ phức tạp hơn, yêu cầu kế toán viên cần nắm rõ các quy định về nhập bút toán. Ghi tài khoản bên Nợ trước sau mới ghi sang bên có, đồng thời ghi sole để dễ dàng phân biệt.
Phân loại bút toán chi tiết
Bút toán là nghiệp vụ quan trọng, được phân loại thành 3 bút toán cơ bản mà kế toán viên cần lưu ý:
- Bút toán điều chỉnh: Hoạt động điều chỉnh bút toán và cuối kỳ kế toán để đo lường và đánh giá doanh thu. Bút toán điều chỉnh được chia thành 5 loại nhỏ khác như: Bút toán điều chỉnh tài sản cố định, bút toán điều chỉnh doanh thu nhận trước, bút toán điều chỉnh doanh thu chưa thu, bút toán điều chỉnh các loại phí trả trước…
- Bút toán kết chuyển: thực hiện vào cuối kỳ kế toán theo tháng – quý – năm. Hoạt động chuyển các tài khoản 5, 6, 7, 8 vào tài khoản 9, để xác định lãi lỗ, doanh thu của doanh nghiệp, đồng thời tính thuế thu nhập sau khi định thuế.
- Bút toán khóa sổ thực hiện cuối kỳ kế toán, ghi nhận và cập nhật đầy đủ thông tin để làm báo cáo tài chính. Nghiệp vụ bút toán khóa sổ khá phức tạp, yêu cầu liên quan đến: phân bổ khoản trả trước ngắn hạn, tính chi phí giá thành, kiểm kê tài sản cố định, tồn kho, quỹ tiền mặt, ngân hàng, trích trước các khoản chi chưa có hóa đơn chứng từ, đối chiếu công nợ, lập dự phòng hàng tồn kho, nợ khó đòi…
Kế toán viên cần hiểu về lĩnh vực ngành nghề hoạt động, đồng thời nắm rõ các thuật ngữ liên quan để thực hành nghiệp vụ đúng quy định. Bút toán là cách ghi nhận hoạt động tài chính, phát sinh vào sổ sách kế toán, theo đúng quy định trong Luật kế toán.
Doanh nghiệp hoạt động với nhiều nghiệp vụ cần thực hiện, có tính liên kết cao. Yêu cầu doanh nghiệp nên trang bị giải pháp phần mềm kế toán uy tín tại https://sme.misa.vn/116815/phan-mem-ke-toan-doanh-nghiep-nho/ để được hỗ trợ về thao tác nghiệp vụ, tính toán số liệu chính xác, hiệu quả.